Chính sách thuế đối với Uber và Grab

Chính sách thuế đối với Uber và Grab

Dưới đây là nội dung tóm tắt của Công văn 2778

1. Chính sách thuế và quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải (taxi)

         a. Chính sách thuế hướng dẫn thống nhất chung cho hoạt động kinh doanh vận tải, taxi. Pháp luật thuế hiện hành áp dụng thống nhất về thuế suất, điều kiện ưu đãi, chế độ miễn giảm thuế.

         b. Căn cứ các luật thuế GTGT, TNDN, TNCN và Quản lý thuế, nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh taxi như sau:

             - Nộp thuế theo phương pháp kê khai: áp dụng cho các doanh nghiệp xác định được Doanh thu, Chi phí và Thu nhập;

             - Nộp thuế theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu: áp dụng cho doanh nghiệp không đủ điều kiện nộp thuế theo kê khai như trường hợp: (1) nhà thầu nước ngoài, (2) tổ chức không phải là doanh nghiệp, (3) doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, và (4) cá nhân kinh doanh.  Các đối tượng này xác định được doanh thu nhưng không chứng minh được chi phí.

         c. Tỷ lệ thuế trên doanh thu được quy định tại các văn bản thuế như sau:

             - Thuế GTGT: Nếu doanh nghiêp có doanh thu năm chưa đến 1 tỷ đồng (theo khoản 2b Điều 8 Nghị định số 209/2013);

             - Thuế TNDN: Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định số 218/2013;

             - Thuế TNCN: Cá nhân kinh doanh vận tải nộp thuế GTGT và TNCN tính theo tỷ lệ trên doanh thu được quy định tại Nghị định số 12/2015 và Thông tư số 92/2015.

          d. Riêng đối với Uber và Grab, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã có Công văn số 11828/BTC-CST ngày 24/08/2016 và Công văn số 384/TCT-TNCN ngày 08/02/2017.

2. Một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải

         a. Theo phản ánh của một số Cục thuế thì việc quản lý thuế đối với hoat động kinh doanh vận tải taxi có những khó khăn nhất định xuất phát từ thực tế mô hình kinh doanh đa dạng của các doanh nghiệp taxi, nhất là kể từ khi có sự cạnh tranh với taxi sử dụng các ứng dụng công nghệ như Uber và Grab.

         b. Theo Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông và Vận tải thì hoạt động kinh doanh taxi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nghĩa là chỉ có “Tổ chức doanh nghiệp mới được phép kinh doanh”, và trách nhiệm nộp thuế là của doanh nghiệp. Trong khi đó thực tế chủ sở hữu xe taxi là các cá nhân.

         c. Các đơn vị kinh doanh vận tải taxi thường kê khai doanh thu thấp dẫn đến số thuế GTGT và số thuế TNDN nộp thấp, trong lúc người sử dụng phượng tiện vận chuyển bằng xe taxi lại không lấy hóa đơn nên cơ quan thuế không có cơ sở để đối chiếu với kê khai.

3. Biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải (taxi)

         a. Cần thiết có sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải với cơ quan thuế, đặc biệt là cơ quan giao thông và vận tải.

         b. Để có thể xác định chính xác doanh thu của hoạt động kinh doanh vận tải taxi cần phải có dữ liệu in từ hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe.

          c. Nội dung nầy đã được Bộ Tài chính đưa vào dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn điện tử theo hướng: “Các bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính để chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của ngành với Bộ Tài chính phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử

 

Bài viết của Ông Mai Thanh Tòng, CPA, Phó Chủ tịch VICA-HCMC